Trang

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

QUY TRÌNH TỰ CÔNG BỐ PHỤ GIA THỰC PHẨM - VIETCERT

 

QUY TRÌNH TỰ CÔNG BỐ PHỤ GIA THỰC PHẨM

 

Kênh Vietcert Center xin mến chào các bạn. Vietcert là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp với mong muốn góp phần cùng cơ quan quản lý phổ biến kiến thức đến người tiêu dùng.

Hôm nay Vietcert xin gửi đến các bạn chủ đề Quy trình tự công bố phụ gia thực phẩm.

Phụ gia thực phẩm hiện đang là sản phẩm thông dụng được sử dụng nhiều trong việc sản xuất thực phẩm tại Việt Nam.

Sản phẩm phụ gia có tác dụng quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất thực phẩm; do đó Nhà nước đã ra quy định bắt buộc các sản phẩm phụ gia thực phẩm đều phải được công bố trước khi tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Vậy việc tự công bố sản phẩm phụ gia thực phẩm là gì?

Tự công bố phụ gia thực phẩm là việc các doanh nghiệp khi sản xuất, nhập khẩu các loại phụ gia thực phẩm từ nước ngoài về phải làm thủ tục xin chứng nhận sản phẩm đó đã đáp ứng các quy định về an toàn chất lượng từ các cơ quan nhà nước trước khi tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ, việc công bố sản phẩm phụ gia thực phẩm nằm trong nhóm những sản phẩm bắt buộc phải tự công bố trước khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Các tổ chức, cá nhân không tuân theo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thử nghiệm, hợp quy thép, giám định thép


Sản phẩm phụ gia thực phẩm áp dụng quy trình tự công bố:

Phụ gia thực phẩm đơn chất.

Công bố phụ gia thực phẩm bằng cách nào?

Chuẩn bị hồ sơ

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan, một bộ hồ sơ để tự công bố sản phẩm phụ gia thực phẩm khi gửi lên cơ quan nhà nước cần có những loại giấy tờ như sau:

a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu 1 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Quy trình tự công bố sản phẩm phụ gia:

Để tránh bị sai sót, nhầm lẫn, quý khách thực hiện tự công bố sản phẩm phụ gia theo trình tự như sau:

Tổ chức, cá nhân tự công bố chất lượng sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc website của mình.

Nộp 01 bộ hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi tổ chức, các nhân đặt trụ sở chính) chỉ định. Có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan.

Sau khi nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân được quyền kinh doanh sản phẩm và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của sản phẩm đó.

 

Ngoài ra, việc tự công bố sản phẩm phụ gia thực phẩm còn mang lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với người dùng cũng như doanh nghiệp:

– Giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn những sản phẩm thực phẩm uy tín, và có thể hoàn toàn yên tâm về thành phần sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Đối với doanh nghiệp, việc tự công bố chất lượng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp lấy được sự tín nhiệm của khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh.

Hy vọng những thông tin đưa ra trên đây đã giúp quý khách hiểu và nắm rõ hơn về quy định tự công bố sản phẩm phụ gia thực phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP.


Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm; Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng; quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website www.vietcert.org 

                                               Vietcert xin kính chào và hẹn gặp lại.


 

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2022

TÌM HIỂU VỀ TRỰC KHUẨN THƯƠNG HÀN SALMONELLA - DEMING

 Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng loạt học sinh ở trường iSchool tại Nha Trang phải nhập viện, tối 21/11, Sở Y tế Khánh Hòa cho biết kết quả phân lập nuôi cấy mẫu phân ghi nhận tác nhân gây ngộ độc, một trẻ tử vong là vi khuẩn Salmonella.

Nhiều người thắc mắc không biết vi khuẩn Salmonella là gì? Mọi người hãy tìm hiểu qua bài viết của Viện năng suất chất lượng Deming về đặc điểm sinh học, khả năng gây bệnh, cách thức chuẩn đoán vi sinh vật của Salmonella, cách phòng và điều trị bệnh

Viện Năng suất chất lượng Deming (Viện Deming) là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ thử nghiêm các sản phẩm thực phẩm với năng lực đã được khẳng định và thừa nhận tầm khu vực, đã được công nhận năng lực phù hợp với ISO/IEC 17025:2017 bởi AOSC (VILAT 1.003), đã được chỉ định là Phòng thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước bởi các bộ ngành: Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn , Bộ Xây Dựng, Bộ Y Tế; Bộ Khoa học và Công nghệ... 

 

Khi quý khách hàng hoặc cơ quan chức năng có nhu cầu kiểm nghiệm Salmonella trong tất cả các nền mẫu (thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, nước...), hãy liên hệ ngay Viện Năng suất Chất lượng Deming, hotline 0905.527.089

Địa chỉ trụ sở: 28 An Xuân, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng

Địa chỉ thử nghiệm: Lô 21-22 B1.6, KDC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

  

TÌM HIỂU VỀ TRỰC KHUẨN THƯƠNG HÀN - SALMONELLA

 

1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể

Salmonella là trực khuẩn gram âm, dài 0,6 micromet đến 0,8 micromet, Hầu hết các Salmonella đều có lông xung quanh thân (Trừ Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum), vì vậy có khả năng di động, không có vỏ, không sinh nha bào (bào tử).


Hình ảnh mô phỏng Salmonella

1.2. Sức đề kháng
-Ở tự nhiên: Trong nước sống được 1 tuần, trong phân sống được 2 tháng. Đây là lý do để bệnh lan thành dịch lớn.
-Với nhiệt độ cao: Chịu đựng kém (vi khuẩn bị chết ở 50°C/sau 1 giờ và 100°C/sau 5 phút.
-Với các hoá chất sát trùng: Bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng ở nồng độ thông thường như phenol 5%, HCl 1/500, v.v...
1.3. Tính chất nuôi cấy
Salmonella là trực khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện, phát triển được trên các môi trường nuôi cấy thong thường, nhiệt độ thích hợp là 37oC, làm đục môi trường canh thang sau 18h. Trên môi trường thạch thường khuẩn lạc tròn, lồi, trắng xám, trong, bờ đều, đường kính 1-1,5mm.

1.4. Tính chất sinh vật hóa học
Salmonella lên men glucose có sinh hơi (trừ Salmonella typhi lên men glucose không sinh hơi) không lên men lactose, indol âm tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat thay đổi, urease âm tính, H2S dương tính (trừ Salmonella paratyphi A: H2S âm tính)...
1.5. Cấu trúc kháng nguyên
1.5.1. Kháng nguyên O

Mỗi Salmonella có thể có một hoặc nhiều yếu tố kháng nguyên. Hiện nay người ta biết
có 67 yếu tố kháng nguyên O. Việc xác định các yếu tố kháng nguyên O là hết sức quan trọng để định nhóm và định type.
1.5.2. Kháng nguyên H
Chỉ có ở những Salmonella có lông. Kháng nguyên H của Salmonella có thể tồn tại dưới 2 pha: pha 1 được ghi bằng chữ viết thường a, b, c, d... và pha 2 được ghi bằng các chữ số Ả rập 1, 2,,,
1.5.3. Kháng nguyên Vi
Là kháng nguyên bề mặt bao bên ngoài vách tế bào vi khuẩn, dưới dạng một màng mỏng không nhìn thấy được ở kính hiển vi thường. Kháng nguyên Vi chỉ có ở 2 type huyết thanh Salmonella typhi và S. paratyphi C.
Người ta dựa vào sự khác nhau về cấu trúc kháng nguyên để xếp loại Salmonella. Một số type huyết thanh Salmonella chủ yếu gây bệnh cho người bao gồm :
- Salmonella typhi : Chỉ gây bệnh cho người. Ở nước ta bệnh thương hàn chủ yếu do S. typhi gây ra. Salmonella paratyphi A: Chỉ gây bệnh thương hàn cho người và cũng hay gặp ở nước ta sau S.typhi.
- Salmonella paratyphi B : Gây bệnh thương hàn chủ yếu cho người, đôi khi ở cả súc vật. Bệnh thường gặp ở các nước châu Âu.
- Salmonella paratyphi C: Gây bệnh thương hàn, viêm dạ dày ruột và nhiễm khuẩn huyết. Bệnh thường gặp ở các nước Đông Nam Á.
- Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis: Gây bệnh cho người và gia súc, gặp trên toàn thế giới. Chúng là nguyên nhân gây nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn do ăn phải thức ăn nhiễm Salmonella.
- Salmonella cholerae suis: Loại này hay gây nhiễm khuẩn huyết.
2. Khả năng gây bệnh cho người
2.1. Bệnh thương hàn

Ở nước ta, bệnh thương hàn chủ yếu do S. typhi , sau đó đến S. paratyphi A, còn S. paratyphi B và S. paratyphi C thì ít gặp. Bệnh lây từ người này sang người khác, qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Sau khi khỏi bệnh về mặt lâm sàng, khoảng 5% bệnh nhân trở thành người lành mang vi khuẩn kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm. Ở họ, ổ chứa Salmonella là đường mật và vi khuẩn vẫn được tiếp tục đào thải theo phân ra ngoại cảnh. Người lành mang vi khuẩn là nguồn lan truyền bệnh quan trọng.
Sinh bệnh học: Trực khuẩn thương hàn vào cơ thể qua đường tiêu hóa đến ruột non thì
chui qua niêm mạc ruột rồi vào các hạch mạc treo ruột. Ở đó chúng nhân lên và một phần vi khuẩn bị dung giải, giải phóng ra nội độc tố. Nội độc tố kích thích thần kinh giao cảm ở bụng, gây thương tổn mảng Peyer, xuất huyết tiêu hóa, có thể gây thủng ruột. Ngoài ra, nội độc tố theo máu lên kích thích trung tâm thần kinh thực vật ở não thất ba, gây ra trạng thái sốt kéo dài, li bì, và gây ra biến chứng trụy tim mạch... Từ các hạch mạc treo ruột vi khuẩn lan tràn vào máu gây nên nhiễm khuẩn huyết và lan đi khắp cơ thể, rồi vi khuẩn vào mật và từ đó quay trở lại ruột. Vi khuẩn theo phân ra ngoại cảnh.

2.2. Các bệnh khác

Các bệnh không phải thương hàn do Salmonella gây ra thường là một nhiễm trùng giới hạn ở ống tiêu hóa trong các trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn mà Salmonella typhimurium ... là tác nhân hay gặp nhất, sau đó là Salmonella enteritidis ... Nhiễm trùng nhiễm độc do Salmonella có thời gian nung bệnh từ 10 đến 48 giờ. Bệnh biểu hiện có sốt, nôn, tiêu chảy. Bệnh khỏi sau 2 - 5 ngày, không có biến chứng.
Ngoài ra, Salmonella có thể gây nên các tổn thương ở ngoài đường tiêu hóa như viêm màng não, thể nhiễm trùng huyết đơn thuần, nhiễm trùng phổi...
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp

Phân lập vi khuẩn từ các bệnh phẩm như máu (cấy máu), phân (cấy phân) và các bệnh phẩm khác .
3.1.1.Cấy máu
Lấy 5ml đến 10ml máu tĩnh mạch bệnh nhân lúc sốt cao cấy vào bình canh thang có mật bò, ủ ấm 37oC, sau 24 đến 48 giờ nếu vi khuẩn mọc, cần phải kiểm tra hình thể, tính chất bắt màu khi nhuộm Gram, kiểm tra tính chất sinh vật hóa học, xác định công thức kháng nguyên với các kháng huyết thanh Salmonella mẫu.
Đối với bệnh thương hàn, nếu bệnh nhân chưa sử dụng kháng sinh thì giá trị của phương pháp cấy máu cao. Nếu cấy máu vào :
- Tuần lễ đầu của bệnh thì tỷ lệ dương tính đạt 90%
- Tuần lễ thứ hai của bệnh, dương tính đạt 70% - 80%
- Tuần lễ thứ ba, tỷ lệ dương tính đạt 40 - 60%
Nếu bệnh tái phát, cấy máu sẽ tìm thấy vi khuẩn thường xuyên trong nhiều ngày.
3.1.2. Cấy phân
Thường dương tính từ tuần thứ 2 trở đi. Nuôi cấy phân lập vi khuẩn ở môi trường tăng sinh và môi trường có chất ức chế (môi trường SS, DCA, Istrati, Endo...). Xác định vi khuẩn dựa vào tính chất sinh vật hóa học và làm phản ứng ngưng kết với kháng huyết thanh mẫu.
Khi nghi ngờ một trường hợp mắc bệnh thương hàn phải đồng thời xét nghiệm cấy máu, cấy phân và làm huyết thanh chẩn đoán.
Cấy phân là biện pháp duy nhất để chẩn đoán vi sinh vật trong trường hợp ngộ độc thức ăn nghi do Salmonella và trong việc xác định người lành mang mầm bệnh.
3.1.3. Cấy các bệnh phẩm khác
Vi khuẩn thương hàn còn có thể phân lập bằng cách cấy tủy xương, nước tiểu, dịch đào ban, dịch mật của bệnh nhân.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
Sau khi nhiễm Salmonella từ 7 đến 10 ngày, trong máu bệnh nhân xuất hiện kháng thể
O của Salmonella , sau ngày thứ 12 đến ngày thứ 14 xuất hiện kháng thể H. Kháng thể O, tồn tại trong máu trung bình 3 tháng, kháng thể H tồn tại 1 đến 2 năm.
Lấy huyết thanh các bệnh nhân tìm kháng thể ngưng kết của Salmonella bằng phản ứng ngưng kết Widal.
Trong bệnh thương hàn, chẩn đoán huyết thanh (Widal) từ tuần lễ thứ hai, làm 2 lần cách nhau một tuần lễ để tìm động lực kháng thể. 

4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh
Thực hiện các biện pháp vệ sinh về phân, nước, rác, tích cực diệt ruồi. Phải ăn chín,
uống sôi, rửa tay trước khi ăn... Quản lý chặt chẽ bệnh nhân. Phát hiện người lành mang mầm bệnh để điều trị triệt để.
Tiêm vaccine T.A.B là loại vaccine chết. Một số nước dùng vaccine thương hàn sống giảm độc lực và vaccine chiết từ kháng nguyên Vi của Salmonella .
4.2. Chữa bệnh
Diệt vi khuẩn Salmonella bằng kháng sinh. Những thuốc kháng sinh thường dùng là chloramphenicol, ampicillin với liều lượng thích hợp để tránh biến chứng truỵ tim mạch vì thuốc diệt vi khuẩn làm giải phóng ra quá nhiều nội độc tố. Tuy nhiên ngày nay cũng đã xuất hiện những chủng Salmonella đề kháng với các kháng sinh trên, vì vậy cần làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp.

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2022

CÔNG BỐ SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT

QUY TRÌNH TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT

 

Nước giải khát hiện đang là sản phẩm thông dụng hàng ngày và được bày bán nhiều trên thị trường Việt Nam; dù các loại sản phẩm này trông khá ngon và đẹp mắt nhưng chất lượng chưa biết có đảm bảo hay không. Do đó Nhà nước đã ra quy định bắt buộc các sản phẩm nước giải khát đều phải được công bố trước khi tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.



Sự cần thiết của an toàn thực phẩm.

Khoản 1, điều 10, luật an toàn thực phẩm Số 55/2010/QH12 của Quốc hội ngày 17/6/2010 quy định:

- Sản phẩm thực phẩm phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

- Do đó bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc thực hiện an toàn thực phẩm là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh và sản xuất thực phẩm.

 

Vậy việc tự công bố sản phẩm nước giải khát là gì?

Tự công bố nước giải khát là việc các doanh nghiệp khi sản xuất, nhập khẩu các loại nước giải khát từ nước ngoài về phải làm thủ tục xin chứng nhận sản phẩm đó đã đáp ứng các quy định về an toàn chất lượng từ các cơ quan nhà nước trước khi tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ, việc công bố sản phẩm nước giải khát nằm trong nhóm những sản phẩm bắt buộc phải tự công bố trước khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Các tổ chức, cá nhân không tuân theo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Quy định này có lẽ là giải pháp hữu hiệu giúp việc quản lý nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm của các sản phẩm nước giải khát dễ dàng hơn. Từ đó bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tốt hơn khi tình trạng nước giải khát nhập khẩu đang xuất hiện tràn lan trên thị trường như hiện nay.

Các sản phẩm nước giải khát nào sẽ áp dụng quy trình tự công bố theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ?

1.      Đồ uống đóng hộp, bao gồm nước ép rau, quả.

2.      Nước giải khát cần pha loãng trước khi dùng.

3.   Nước giải khát dùng ngay (không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do Bộ Y tế quản lý.

 

Công bố nước giải khát bằng cách nào?

Chuẩn bị hồ sơ

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan, một bộ hồ sơ để tự công bố sản phẩm nước giải khát khi gửi lên cơ quan nhà nước cần có những loại giấy tờ như sau:

  •     Bản tự công bố sản phẩm nước giải khát theo mẫu 1 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
  •     Bản kê khai thông tin chi tiết sản phẩm.
  •     Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng với đủ tất cả chỉ tiêu theo quy định.
  •     Mẫu nhãn sản phẩm, nhãn phụ sản phẩm, nội dung in trên nhãn
  •     Giấy đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh nước giải khát, thực phẩm.
  •     Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  •     Chứng chỉ cho đơn vị sản xuất sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000.
  •     Bản dịch sang tiếng Việt nếu có các loại giấy tờ bằng tiếng nước ngoài.



Quy trình tự công bố sản phẩm nước giải khát ?

Để tránh bị sai sót, nhầm lẫn, quý khách thực hiện tự công bố sản phẩm nước giải khát theo trình tự như sau:

  •   Tổ chức, cá nhân tự công bố chất lượng sản phẩm nước giải khát trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc website của mình.
  •   Nộp 01 bộ hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi tổ chức, các nhân đặt trụ sở chính) chỉ định. Có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan.
  •  Sau khi nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân được quyền kinh doanh sản phẩm và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của sản phẩm đó

Ngoài ra, việc tự công bố sản phẩm nước giải khát còn mang lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với người dùng cũng như doanh nghiệp:

– Giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn những sản phẩm nước giải khát uy tín, chất lượng thay vì việc lo sợ mua phải những sản phẩm nước giải khát không rõ nguồn gốc.

– Giúp người dùng tránh khỏi những sản phẩm nước giải khát trôi nổi, kém chất lượng. Khi người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm nước giải khát đã được công bố chất lượng thì có thể hoàn toàn yên tâm về sản phẩm, về thành phần sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Đối với doanh nghiệp, việc tự công bố chất lượng sản phẩm nước giải khát sẽ giúp doanh nghiệp lấy được sự tín nhiệm của khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh.

Hy vọng những thông tin đưa ra trên đây đã giúp quý khách hiểu và nắm rõ hơn về quy định tự công bố sản phẩm nước giải khát theo nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm; Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng; quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website: www.vietcert.org 

Vietcert xin kính chào và hẹn gặp lại.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

 THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG THEO 

QCVN 07:2019/BKHCN

 

 

Viện năng suất chất lượng Deming (Viện Deming) là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ thử nghiêm các sản phẩm Thép với năng lực đã được công nhận bởi Văn phòng công nhận năng lực đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng (AOSC) và Bộ Khoa Học và Công Nghệ.

 

Địa chỉ trụ sở: 28 An Xuân, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng

Địa chỉ thử nghiệm: Lô 21-22 B1.6, KDC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng


👉 Viện Deming đã đăng kí hoạt động thử nghiệm với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường theo giấy đăng kí số 1207/TĐC-HCHQ ngày 11/5/2022.




👉 Ngày 18/08/2020, Viện năng suất chất lượng Deming đã được văn phòng công nhận năng lực đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng(AOSC) công nhận có năng lực thử nghiệm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. Mã số PTN: VLAT-1.0003

Viện Deming được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về sản phẩm Thép đảm bảo tính chính xác của kết quả thí nghiệm với đội ngũ kỹ thuật viên, thử nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm. 

- Theo QCVN 07:2019/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật này quy định mức giới hạn của yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý đối với các loại thép cốt bê tông, thép cốt bê tông dự ứng lực và thép phủ epoxy làm cốt bê tông (sau đây gọi tắt là thép làm cốt bê tông) được sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.


- Yêu cầu kỹ thuật đối với các sản phẩm Thép làm cốt bê tông gồm:

1. Thép cốt bê tông

            +  Kích thước, khối lưng 1m dài

+ Mác, thành phần hóa học và cơ tính cửa thép thanh tròn trơn theo các quy định của TCVN 1651-1:2018, Thép cốt bê tông - Phần 1: Thép thanh tròn trơn.

+ Yêu cầu về gân, mác, thành phần hóa học và cơ tính của thép thanh vằn theo các quy định của TCVN 1651-2:2018, Thép cốt bê tông - Phần 2: Thép thanh vằn.

+ Hình dạng, kích thước, thành phần hóa học và cơ tính của lưới thép hàn theo các quy định của TCVN 1651-3:2008 (ISO 6935-3:2007), Thép cốt bê tông - Phần 3: Lưới thép hàn.

+ Kích thước, khối lượng, dung sai, dạng hình học của dây vằn, dây có vết ấn, thành phần hóa học, cơ tính của dây thép vuốt nguội làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn làm cốt bê tông theo các quy định của TCVN 6288:1997 (ISO 10544:1992), Dây thép vuốt nguội để làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn làm cốt.

2. Thép cốt bê tông dự ứng lực

+ Hình dạng bề mặt, kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép, thành phần hóa học và cơ tính của thép cốt bê tông dự ứng lực theo các quy định của TCVN 6284:1997 (ISO 6934:1991), Thép cốt bê tông dự ứng lực:

3. Thép phủ epoxy làm cốt bê tông

+ Hình dạng bề mặt, kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép, thành phần hóa học và cơ tính của thép phủ epoxy làm cốt bê tông theo các quy định của: TCVN 7934:2009 (ISO 14654:1999), Thép phủ epoxy dùng làm cốt bê tông; TCVN 7935:2009 (ISO 14655:1999), Cáp phủ epoxy bê tông dự ứng lực.

4. Trường hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng cho thép làm cốt bê tông sản xuất, nhập khẩu là tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia các nước ASEAN, tiêu chuẩn BS, ASTM, GOST, JIS, KS, GB, IS, CNS thì các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ theo tiêu chuẩn tương ứng hiện hành đã công bố áp dụng.

5. Trường hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng cho thép làm cốt bê tông sản xuất, nhập khẩu không phải là các tiêu chuẩn được đề cập tại mục 4 thì các yêu cầu kỹ thuật nêu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với các quy định nêu tại 1, 2 hoặc 3

Ví dụ: Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm Thép cốt bê tông gồm:

            + Khối lượng một mét dài (g/m) theo phương pháp thử HD.02.02/PQI-KT4

+ Độ bền kéo (MPa) theo phương pháp thử TCVN 7937-1:2013

+ Lực chảy (kN) theo phương pháp thử TCVN 7937-1:2013

+ Lực kéo (kN) theo phương pháp thử TCVN 7937-1:2013

+ Độ giãn dài (%) theo phương pháp thử TCVN 7937-1:2013

 

Với đội ngũ nhân sự nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm và sự liên kết với nhiều đối tác chiến lược, Viện năng suất chất lượng Deming đã và đang thực hiện các phép thử kiểm soát chất lượng sản phẩm, cung cấp những dịch vụ thử nghiệm đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực thử nghiệm Thép

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và xây dựng các chỉ tiêu kiểm định phù hợp với sản phẩm và quy chuẩn quốc gia.

Quý khách hàng cần tư vấn hỗ trợ, vui lòng liên hệ:

VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING

Điện thoại: 0905 527 089

Email: info@vietcert.org

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP QUY THÉP KHÔNG GỈ THEO QCVN 20:2019/BKHCN

 

QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP QUY THÉP KHÔNG GỈ 
THEO QCVN 20:2019/BKHCN

 

Chứng nhận hợp quy thép không gỉ là hoạt động đánh giá, chứng nhận các sản phẩm thép không gỉ phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN

Với mục đích bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm thép không gỉ trước khi tiêu thụ trên thị trường, là hoạt động bắt buộc với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

1. Sản phẩm thép không gỉ là gì?

- Thép không gỉ: là sản phẩm thép có hàm lượng crom không thấp hơn 10,5% (theo khối lượng) và có hàm lượng cacbon không lớn hơn 1,2% (theo khối lượng).

Thử nghiệm, hợp quy thép, giám định thép

Danh mục thép không gỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 20:2019/BKHCN cần phải được chứng nhận hợp quy bao gồm 5 nhóm chính:

 

TT

TÊN NHÓM SẢN PHẨM

MÃ HS

1

Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên

7219.11.00

7219.12.00

7219.13.00

7219.14.00

7219.21.00

7219.22.00

7219.23.00

7219.24.00

7219.31.00

7219.32.00

7219.33.00

7219.34.00

7219.35.00

7219.90.00

2

Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm

7220.11.10

7220.11.90

7220.12.10

7220.12.90

7220.20.10

7220.20.90

7220.90.10

7220.90.90

3

Thanh và que thép không gỉ được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều

7221.00.00

4

Thép không gỉ ở dạng thanh và que khác; thép không gỉ ở dạng góc, khuôn và hình khác

7222.11.00

7222.19.00

7222.20.10

7222.20.90

7222.30.10

7222.30.90

7222.40.10

7222.40.90

5

Dây thép không gỉ

7223.00.10

7223.00.90

2. Sản phẩm thép không gỉ sẽ được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 hoặc phương thức 7.

2.1. Quy trình chứng nhận hợp quy thép không gỉ theo phương thức 5:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận: khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp và các hồ sơ cần thiết qua bản đăng ký theo biểu mẫu của VietCert.

Bước 2: Vietcert sẽ tiến hành đánh giá quá trình sản xuất; lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm.

Bước 3: Cấp chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu, Vietcert sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm thép không gỉ của Doanh nghiệp phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2019/BKHCN.

Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 có hiệu lực 3 năm.

Bước 4: Công bố hợp quy sản phẩm thép không gỉ: Sau khi sản phẩm được cấp giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục.

Sau đó doanh nghiệp có thể bán hàng ra thị trường.

2.2. Quy trình chứng nhận hợp quy thép không gỉ theo phương thức 7:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra nhà nước và chứng nhận hợp quy trên cổng thông tin một cửa quốc gia (cùng 1 mã hồ sơ) 

- Đăng ký kiểm tra nhà nước tại chi cục tiêu chuẩn đo lường nơi doanh nghiệp mở tờ khai 

- Đăng ký hợp quy tại các đơn vị có năng lực như Vietcert

Bước 2: Vietcert sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ nhập khẩu của Khách hàng thông qua hệ thống 1 cửa quốc gia; sau đó tiến hành đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm.

Bước 3: Cấp chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu, Vietcert sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm thép không gỉ của Doanh nghiệp phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2019/BKHCN.

Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 có hiệu lực cho lô hàng hóa được chứng nhận.

Bước 4: Vietcert ký số chứng nhận hợp quy của lô hàng trên hệ thống 1 cửa quốc gia và cấp bản cứng kèm theo.

Doanh nghiệp sử dụng bản cứng để scan bổ sung cho Chi cục để hoàn tất lô hàng và đưa hàng ra thị trường

3. Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy sản phẩm thép không gỉ

 - Việc chứng nhận hợp quy sẽ là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường.

- Việc chứng nhận hợp quy chính là bằng chứng về chất lượng cho khách hàng và đối tác khi sử dụng sản phẩm. Từ đó giúp nâng cao uy tín; thương hiệu cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Bằng việc đánh giá và chứng nhận sản phẩm thép không gỉ của mình; doanh nghiệp sẽ quản lý chất lượng một cách tốt hơn từ đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định. 


Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert là tổ chức chứng nhận có đầy đủ năng lực chứng nhận sản phẩm thép không gỉ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm; Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng; quý đơn vị có nhu cầu tư vấn, đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

- Hotline 0905 527 089

- Fanpage: Vietcert Centre

- Website: www.vietcert.org